Muốn nhà êm ấm hạnh phúc thì đừng phạm 1 trong 3 lỗi này

Đối với 1 gia đình, Phong thủy vô cùng quan trọng, phong thủy có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tài lộc, sức khỏe, thịnh vượng của các thành viên trong gia đình. Phong thủy hưng thịnh hay suy tàn, không phải quyết định ở việc thờ cúng, mâm cao cỗ đầy.

Xây mới khó, phá thì rất dễ. Theo giáo lý nhà Phật: gieo nhân nào sẽ gặp quả ấy, phàm ở đời bất kể việc gì cũng có căn nguyên. Một gia đình gặp họa diệt vong ắt hẳn mầm họa đã gieo từ trước đó . Người có tâm tính vi tế có thể sớm nhìn ra dựa vào những dấu hiệu sau:

1. Gia đạo lộn xộn
Gia đạo là nề nếp, là tôn ti trật tự trong gia đình. Một gia đình có gia đạo tốt là tất cả mọi người trong gia đình đều biết tôn trọng lẫn nhau, có kính trên nhường dưới, có phép tắc và lễ độ. Theo quan niệm Nho gia, một gia đình có gia đạo yên ấm là vợ chồng tương kính như tâm (vợ chồng kính nhau như khách), phụ nữ trọn đạo phu thê, công dung ngôn hạnh, nam nhi quân tử tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ (người đàn ông rèn rũa bản thân, chỉnh đốn gia đình yên ổn rồi mới lo việc quốc gia đại sự). Trật tự xã hội, nề nếp gia phong vì thế mà luôn chuẩn mực và yên ổn.

Cuộc sống phức tạp bộn bề của một xã hội thời đại công nghệ số đã làm lu mờ không ít đạo đức gia phong, con người quen sống vội sống gấp làm vơi đi chiều sâu của suy nghĩ, làm nhạt đi sự sâu sắc của tâm hồn, làm mờ đi đạo đức tôn nghiêm một gia đình cần có. Mỗi trang báo mở ra, là những bức tranh gia đình phức tạp bày ra trước mắt, còn đâu trên kính dưới nhường, còn đâu gọi dạ bảo vâng, còn đâu trước thưa sau bẩm? Thay vào đó là mâu thuẫn, cãi vã nổ ra không ngớt giữa các tầng lớp trong gia đình. Gia đạo lộn xộn từ những chuyện vụn vặt hàng ngày, từ lời ăn tiếng nói không đủ tôn nghiêm, từ cách cư xử coi trời bằng vung, nhiều phần thô tục. Bi kịch gia đình phát sinh từ đó.

Thứ 2. Gia giáo sai lầm
Sản phẩm của giáo dục sai lầm là những đứa trẻ hư hỏng. Khi cha mẹ bị cuốn theo công việc, bỏ bê con cái, không quan tâm đến đời sống gia đình cũng là một tác nhân quan trọng dẫn đến những tổn thương về mặt tinh thần của con cái mà vật chất không thể nào bù đắp được. Những tổn thương này thậm chí có thể đẩy con cái họ đến những con đường tăm tối, sa đọa, phạm pháp. Khi phát hiện con cái mình hư hỏng, nhiều người đã chọn giải pháp rầy la, đánh đập, đối xử cộc cằn, thô bạo, thiếu tế nhị. Chính vì các bậc làm cha, làm mẹ quên lãng trách nhiệm giáo dục con cái như thế, nên đã dẫn đến nhiều vấn đề thương tâm: một bộ phận thanh thiếu niên suy thoái đạo đức, có những hành động mất nhân tính, con giết cha, con đánh mẹ, con hành hạ cha mẹ,…

Mầm mống của họa diệt vong từ gia giáo sai lầm cũng như những mầm xanh mà cha mẹ gieo trồng không đúng cách đã bón nhiều độc tố, cái cây đó sẽ trưởng thành không mạnh khỏe và nguy hại cho xã hội loài người. Nhiều đứa trẻ chưa vị thành niên đã vướng vào tệ nạn cờ bạc, lô đề, đánh nhau , thậm chí cướp của giết người tất cả đều do cách giáo dục sai làm của cha, sự nuông chiều mù quáng của mẹ. Tương lai của những đứa trẻ ấy sẽ đi đâu về đâu ngoài trại cải tạo, giáo dưỡng, ngoài song sắt nhà tù thậm chí là bỏ mạng nơi đầu đường xó chợ. Cuối cùng những người cha người mẹ bơ vơ không người nương tựa, mang nỗi trầm bi thống khổ trong lòng đến tận ngày nhắm mắt xuôi tay.

Điều thứ 3. Nghiện thói xấu
Rượu chè cờ bạc li bì,
Sinh ra trộm cướp, nghề gì mà mong?
Những trường hợp thê thảm vì rượu chè cờ bạc không hề ít, đây quả thực là những thói quen xấu hại người thâm sâu. Một gia đình dù có thịnh vượng, phát đạt đến đâu thì đều không thể gánh chịu nổi sự hao tổn của một người nghiện ngập. Những thói xấu này, không sớm thì muộn, cũng sẽ khiến gia nghiệp thành đống tro tàn.

 

Những con bạc khát nước, những kẻ rượu chè hút hít, rất khó từ bỏ thói quen xấu, lúc bấy giờ hãy nghĩ đến gia đình, nếu còn một niệm ấy trong tâm thì mới tránh được cảnh khuynh gia bại sản, vợ con ly tán.

Trong gia đình mà có người vợ hoặc người chồng ngoại tình vô cùng thê thảm. Tình cảnh gia đình đồng sàng dị mộng, thân ở nhà nhưng tâm hồn, suy nghĩ lại đặt ở nơi khác thì còn đầu óc tâm trí đâu để lo cho vợ cho con, người vợ thì biết chồng ngoại tình mà sinh ra chán nản, bỏ bê gia đình, tìm cách đánh ghen cho hả dạ. Cái gì đến ắt sẽ đến, hậu quả của những cơn cuồng ghen là kẻ thiệt mạng, người tù tội, con cái bơ vơ, gia đình tan nát. Trong tâm hồn những đứa trẻ, còn tổn thương nào sâu sắc hơn thế? Trong nỗi đau mỗi người, có bi kịch nào lớn hơn bi kịch gia đình. Đó là nỗi đau thẳm sâu không thể hóa giải cứ đeo đẳng 1 đời người. Có người thân tàn ma dại cũng bởi từ nỗi thống khổ do gia đình bất hạnh gây ra.

Chia sẻ