5 điều nghe một lần thay đổi cả cuộc đời

  1. Cần có đối thủ

Vì sao cần có đối thủ? Bởi đường đua chỉ có một mình, bạn vĩnh viễn là kẻ thua cuộc, bởi lúc đó bạn phải chiến đấu với bản thân mà không hề có sức ép nào cả. Vì vậy, bạn cần có đối thủ, ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời. Đối thủ ở đây không có nghĩa là quan hệ đối chọi gay gắt, hãm hại lẫn nhau, mà là lấy làm quan hệ đối kháng để thúc đẩy bản thân tiến lên. Kể cả sự học hỏi cũng có thể được nảy nở từ quá trình này. Như vậy, khi nhìn vào những người mà bạn ngưỡng mộ hay ghen tị, bạn sẽ hiểu được bạn đang thực sự muốn gì và cần phải làm gì để có được điều đó. 

Thứ 2. Chấm dứt sự cực đoan, cầu toàn

Con người luôn nghĩ đến tiêu cực nhiều hơn: uống phải chén nước có đường không vui vẻ được bao lâu, uống phải chén trà pha giấm thì cằn nhằn suốt cả buổi. Nhặt được một đồng tiền thì không nhớ nhưng mất một đồng tiền thì buồn bã mấy ngày. Nếu bạn cứ nhìn đời một cách hằn học và luôn đòi hỏi cuộc sống phải theo tất cả những gì bạn muốn là điều vừa vô lý vừa không tưởng. Hãy học cách chấp nhận những điều không như ý mình. Học cách nhìn thấy trong một ngày tai nạn hỏng xe là của đi thay người chứ không phải vận xui không dứt, hãy học cách nhìn một bức tranh hơi lệch trên tường và biết đâu nó lại đẹp hơn khi bạn để nó ngay ngắn. Ngừng cầu toàn và ngừng cực đoan đi, bởi vì cuộc đời này không có sự hoàn mỹ.

Thứ 3. Suy nghĩ đơn giản cho đời thanh thản

Leonardo Da Vinci đã từng nói: “Đơn giản là nền tảng của sự tinh vi.” Đôi khi, chúng ta thích tự làm khó mình, thích làm mọi thứ trở nên nghiêm trọng rồi lại tự chìm nghỉm trong thế giới mông lung bế tắc mình vừa tạo ra. Gặp chuyện không vui thì suy diễn ra hàng ngàn nguyên cớ, tự dày vò bản thân rồi ép mình vào ngõ cụt. Thất bại một chút thì coi như bi kịch cuộc đời, biến mình trở nên tự ti và mất hết niềm tin trong cuộc sống. Chúng ta đua nhau chạy theo nhịp sống bộn bề, tự đặt ra cho mình hàng loạt những mục tiêu, đích đến. Chúng ta đã quên cách để hài lòng với bản thân, quên rằng ta đang sống một cuộc đời chứ không chỉ đơn thuần là tồn tại vì bất cứ một mục đích vật chất nào đó. Có những người chạy đua một đời, lúc nhắm mắt xuôi tay, mới nhận ra mình đã bỏ qua quá nhiều điều trong cuộc sống. Vì vậy, hãy nghĩ đơn giản để tâm hồn mình được nhẹ nhõm và thanh thản.

Thứ 4. Đời người mỗi ngày đều là thực tế

Một cụ già 90 tuổi còn đi bán hàng rong để nuôi cháu mình, ông cụ 80 vẫn hàng ngày đẩy xe kiếm tiền cho cháu con đi viện, nơi đâu con người vẫn còn đang cố gắng hằng ngày vì mỗi ngày đều là hiện thực. Đời người mỗi ngày đều là thực tế, mỗi ngày là sinh tồn, mỗi ngày là khắc nghiệt, mỗi ngày mở mắt ra là một lần phải tự nhủ mạnh mẽ để vững bước. Chúng ta không nên cho phép mình buông xuôi, kể cả khi về già. Chúng ta thực tế vì bản thân, vì gia đình và vì những người thương yêu. Không có lộc lá từ trên trời rơi xuống, không có tiên bụt cứu đời, cũng không có phúc đột nhiên gõ cửa. Cái gì của mình, phải do mình làm ra, họa hay phúc cũng như nhau. 

Thứ 5. Có tài thì phải có đức

Kẻ có tài mà đạo đức bại hoại, thì cũng là kẻ gian ác, hiểm độc, tìm mọi cách hãm hại người khác, phúc lộc tiêu tán mà con cháu sau này lại phải gánh nghiệp tiền nhân. Vì vậy, sống ở trên đời phải nhớ đức và tài phải song song nhau, không được nhất bên trọng, nhất bên khinh. Nhớ điều này để soi mình, dạy người, rèn giũa cho con cháu. Không thể vì phú quý vinh hoa mà bán rẻ bản thân, không thể vì muốn êm ấm no đủ mà bỏ đi cái thanh danh một đời vất vả gây dựng. Đời người đừng để lạc bước sa chân, rồi để lại vết đen nhơ nhuốc mới thầm tự trách, xấu hổ. 

 

 

Chia sẻ