Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, hiện tượng virus phá vòng vây virus hay còn gọi là nhiễm Covid-19 đột phá là khái niệm để chỉ một người mắc bệnh Covid-19 dù đã được tiêm chủng đầy đủ 14 ngày trước đó Sau đây là 7 điều cần lưu ý về hiện tượng này:
1. Hiện tượng “đột phá” không phải là bất thường. Hiện nay, không có vắc xin nào hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa bệnh tật. “Nếu những trường hợp “đột phá” xảy ra, không có nghĩa là vắc xin không hiệu quả”.
2. Biến thể Delta là một phần nguyên nhân. Biến thể Delta tiếp tục lây lan khiến hiện tượng “đột phá” có khả năng xuất hiện nhiều hơn.
3. Mối quan hệ giữa hiện tượng đột phá và Covid-19 kéo dài là không rõ ràng. “Covid-19 kéo dài” (tức biến chứng sức khỏe kéo dài hậu Covid-19) đã trở thành tình trạng phổ biến ở các bệnh nhân hiện nay. Các nhà khoa học vẫn chưa rõ liệu một trường hợp nhiễm đột phá có thể dẫn đến “Covid-19 kéo dài” hay không.
4. Vắc xin cung cấp sự bảo vệ tốt nhất. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là tiêm phòng. Khi nhiều người đã tiêm vắc xin, sẽ có ít trường hợp lây nhiễm đột phá hơn. Giáo sư Christopher Ohl nhấn mạnh: “Phần lớn trường hợp lây nhiễm đột phá đến từ việc một người đã được tiêm chủng tiếp xúc với một người chưa được tiêm chủng mắc Covid-19”.